1. Dưới đây là tổng hợp 7 phương pháp học tập tối ưu nhất mà các thủ khoa, á khoa đã áp dụng thành công:
  • Lập kế hoạch học tập

Khi lập kế hoạch học tập tức là bạn đang học tập một cách hệ thống. Qua đó, bạn sẽ sắp xếp theo thứ tự ưu tiên những việc sẽ làm và hoàn thành việc học một cách dễ dàng.  Nếu bỏ ra 01 giờ để vạch kế hoạch học tập bạn sẽ tiết kiệm được 3 giờ khi thực hiện công việc đó.

  • Học vào thời gian thích hợp

Bạn không nên cùng một lúc học tất cả các môn. Hãy phân bổ thời gian hợp lý cho từng môn học. Tốt nhất bạn nên giành thời gian sau mỗi 45 phút để không bị nhàm chán, căng thẳng quá mức đẫn đến mất tập trung và khó tiếp thu kiến thức.

  • Ghi chép cẩn thận

Khi thầy cô giảng bài, bạn nên tập trung chú ý, ghi chú những nội dung quan trọng và lưu ý các từ “ cho nên “, “ vì vậy”, “ chủ yếu” mà thầy cô tóm tắt lại nội dung.

  • Học một cách chủ động chứ không thụ động

Với các môn học thuộc lòng, bạn không nên đọc đi đọc lại như vẹt. Hãy tận dụng tất cả các giác quan khi học và cố gắng để đầu óc bạn nhìn thấy được.

– Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng.

– Sử dụng sự liên tưởng: Liên tưởng điều đang học với điều gì quan trọng có liên quan đến cuộc sống của bạn để tăng khả năng nhờ lâu liến thức đó.

Ghi chú

Ghi ngắn, đủ dữ liệu sẽ tốt hơn là viết tất cả mọi điều ghi được. Cách này giúp bạn “lưu trữ” những kiến thức đã học thông qua việc tiếp xúc với từ khóa.

Luôn học tại bàn:

Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng.

Học trực tuyến:

Ưu điểm của hình thức học trực tuyến so với hình thức truyền thống là: củng cố kiến thức cơ bản, bổ sung và nâng cao kiến thức trên lớp, linh hoạt về thời gian học, điều chỉnh tốc độ học, tự định hướng, tính tương tác cao, dễ tiếp cận. Bạn có thể tìm hiểu thêm về phương pháp và lợi ích của việc học trực tuyến.

  1. Cách học với gia sư hiệu quả

Học kèm với gia sư là sự chọn lựa của nhiều teen. Thế nhưng, nhiều bạn vẫn chưa đạt thành tích tốt cũng như không mấy hiệu quả với cách học này!

Vậy làm thế nào để gặt hái được thành quả cao khi học cùng gia sư!?

Nên bắt đầu ngay từ đầu năm học

Thông thường việc lựa chọn học kèm với gia sư nên bắt đầu từ đầu năm. Lúc ấy thầy cô sẽ dễ dàng lên hẳn một kế hoạch, giáo trình cụ thể cho bạn dựa vào bảng thành tích cuối năm.

Bạn cũng có thể thay đổi gia sư ngay lúc ấy. Nếu có cảm giác không ổn thì hãy đăng ký một gia sư khác.Thời điểm này số lượng gia sư khá nhiều và bạn cũng dễ dàng lựa chọn cho mình một gia sư phù hợp, dạy dễ hiểu hơn mà không cập rập cho lắm.

Biết lựa chọn

Hiện nay, các trung tâm giới thiệu gia sư kèm tại nhà tràn lan ở các thành phố lớn. Điều đáng quan tâm là không phải trung tâm hay gia sư nào cũng chất lượng. Vì vậy, teen chúng mình cần tìm hiểu thêm về các trung tâm gia sư hoặc hỏi thăm thêm thông tin từ anh chị đi trước, bạn bè thầy cô xem sao nhé.

Nhiều bạn không hợp với giáo viên, gia sư cũng học không tốt được. Chính vậy, lựa chọn cho mình một gia sư phù hợp là rất quan trọng. Nhiều bạn chia sẻ: “Học cùng với gia sư mà không hợp hay “dỏm” còn dễ chết hơn là tự học nữa. Lựa chọn gia sư càng kỹ, càng hợp khiến bọn mình có động lực hơn. Bọn mình thường ra tận trung tâm hỏi hoặc hỏi các anh chị trong xóm.”

Thắc mắc, liên lạc với gia sư khi cần thiết

“Ngại”, “e dè” là căn bệnh của nhiều teen hiện nay. Tại sao đã có hẳn một gia sư tại nhà mà bạn không tranh thủ thổ lộ, thắc mắc những vấn đề mình chưa hiểu nhỉ? Đừng sợ bị đánh giá giỏi, dở, này nọ. Việc học cùng với gia sư trong thời gian từ 3-5 ngày cũng đủ để họ biết trình độ của bạn tới đâu rồi đấy. Mạnh dạn thắc mắc, liên lạc với gia sư của bạn khi cần. Có như vậy, chúng mình mới nhanh chóng vượt vạch xuất phát thay vì ì ạch, mãi mà không thấy kết quả khả quan.

Tránh thái độ ỷ y

Nhiều bạn cho rằng: “Thầy cô ở lớp mới sợ, còn gia sư thì không. Có bảo mình làm bài, mình ngồi ỳ đó, nói không biết là họ cũng phải giải cho mình thôi!”. Công nhận các gia sư sẽ chẳng làm gì được chúng mình, ngoài việc chỉ cho chúng ta giải bài. Nhưng liệu có thật sự tốt khi điều đó xảy ra? Lúc ấy, bạn không còn khả năng tạo cho mình một sự suy nghĩ, tư duy độc lập được nữa. Và rồi… mỗi khi gặp dạng toán, bài tập mới hay chỉ đổi đề chút xíu là bạn “đứng bánh” luôn.

Hãy kiên nhẫn giải bài tập các bạn nhé. Như vậy đầu óc mới vận động và nhanh nhạy được. Cứ cái đà “tùy biến” vào gia sư, kết quả học tập của bạn sẽ tụt dốc thê thảm cho mà xem.

Đức Hoàng – 17t ngậm ngùi: “Bài học từng trải của mình là ỷ y vào gia sư. Kết quả, cả năm học mà chẳng tiến bộ được miếng nào cả. Tốt nhất là phải tự giác, có thắc mắc mới nên hỏi thôi. Chứ cái gì cũng hỏi thì cũng như không!”

Suy nghĩ cho bản thân

Cũng đã đến lúc nghiêm túc tính đến chuyện suy nghĩ cho bản thân rồi phải không nào? Hãy tự trả lời câu hỏi “Bạn có thật sự muốn học kèm cùng gia sư” không nhé!

Chúng mình thích cách học như vậy, thoải mái hơn hay nó chỉ để làm hài lòng bố mẹ? Nếu bạn thật sự muốn như vậy thì ok rồi. Thế nhưng chỉ để hài lòng bố mẹ thì nên chấm dứt đi nhé. Vừa tốn tiền lại tốn công vô ích. Một buổi nói chuyện cùng bố mẹ về chuyện học, bạn muốn đi học thêm, tự học… sẽ tốt hơn thay vì hằng ngày phải gặp gia sư mà bạn không hề muốn một tí nào. Đa số, một khi đã không thích ai, cái gì thì teen chúng mình chả bao giờ cố gắng hay nỗ lực hết mình cho nó cả.

Đánh giá kết quả

Một khoảng thời gian học tập cùng gia sư, một tháng đổ lại chẳng hạn. Hãy xem xét, nghiệm lại thử mình có chuyển biến gì không. Kết quả học tập tiến bộ hơn hay ì ạch hơn? Bạn còn thiếu sót gì không… Bổ sung với gia sư của bạn liền nhé. Như vậy bạn sẽ tiến bộ một cách nhanh chóng.

Sau đó chừng vài tháng bạn lại tổng kết thành tích của mình. Nếu càng ngày càng giảm sút thì bạn nên có ý kiến gì đó với gia sư hoặc chọn lựa một gia sư mới.

Một số giáo viên cho biết: “Thỉnh thoảng cũng cần xem lại coi việc học với gia sư có giúp học sinh đạt kết quả tốt hay không? Như vậy sẽ giúp hai bên, gia sư – học sinh tìm ra thiếu sót và bổ sung để đạt được kết quả tốt.”

Quả thật, việc lựa chọn gia sư để đạt được kết quả, thành tích tốt hơn chỉ là một phần thôi nhỉ? Chỉ chiếm khoảng 25-30% cho cả quá trình. Cơ bản vẫn nằm ở chỗ quyết định và ý chí của bản thân chúng mình nữa phải không nào?

  1. Cách dạy học hiệu quả dành cho gia sư
  • Gia sư có thể truyền kinh nghiệm, kiến thức và sự động viên.
    Họ không phải là người đưa ra đáp án, mà là những hướng dẫn bạn tìm ra câu trả lời. Thử thách của bạn là phải tập trung vào bài tập với các kiến thức đã được cung cấp.
  • Gia sư không có trách nhiệm phải tìm hiểu nguyên do vì sao học sinh học không vào
    vì việc này là ngoài nhiệm vụ gia sư và phải được thực hiện bởi một chuyên gia tư vấn. Nếu có vấn đề nghiêm trọng, thì từ chối là cách tốt nhất.

Cách mẹo khi bạn làm gia sư:

  • Để trở thành một gia sư tốt, bạn cần được huấn luyện:
    Huấn luyện về kiến thức cũng như phương pháp gia sư
  • Xác định và tuyên bố rõ ràng với học sinh những gì bạn yêu cầu:
    Bạn yêu cầu học sinh phải học tập như thế nào?
    về giáo viên? Hay người thân thiết với học sinh
    (bạn cùng lớp, khoa, trường, gia đình…)
  • Đề ra các nguyên tắc mà tuân thủ các nguyên tắc đó
    Viết ra giấy, dán lên tường, và làm theo!
    Nguyên tắc là cần thiết, nhưng phải được cả người học và người dạy thống nhất.
    Và đồng thời, các nguyên tắc cần được công bằng và hiệu lực.
    Nguyên tắc sẽ giúp tránh được những sự cố không cần thiết.
  • Biết rõ về khả năng cũng như hạn chế của mình,
    và những kỹ năng hoặc kiến thức bạn có thể dùng để gia sư.
    Một phần thưởng của việc làm gia sư là cơ hội được sử dụng và áp dụng những gì bạn đã học
  • Tìm hiểu về học viên
    Tìm hiểu điểm mạnh và khó khăn của học viên.
    Với điều kiện nào thì họ học vào nhất? hay không học được?
    (Đừng bao giờ nghĩ rằng thói quen học của tất cả mọi người đều như nhau, hoặc đều giống như bạn)
  • Thành lập mối quan hệ và tin tưởng.

-Lưu ý những điểm khác biệt giữa bạn và người học.
Không phải là bạn đang cố gắng thay đổi học sinh, mà là dựa vào sức học của họ để hướng dẫn họ học tốt hơn.
Vì bạn có nhiều kinh nghiệm hơn học sinh, nên bạn sẽ cần phải thích nghi và tìm giải pháp.

-Cởi mở và thật lòng
Chế giễu hay hạ mình sẽ đều không có hiệu quả.
Bạn làm gia sư không phải để khoe mẽ, mà là để giúp đỡ người khác.

-Đừng ngại nói cho học sinh biết nếu như
bạn và học sinh đó không thể hợp nhau được. Hoặc là một người dạy khác sẽ có thể hiệu quả hơn. Mục đích là để giúp, chứ không phải là để chịu đựng lẫn nhau.

  • Bảo đảm rằng học sinh biết là thời gian đầu, rất khó đạt được thành công ngay lập tức
    Học là một quá trình có cả những lần bạn chưa thành công. Đó không phải là thất bại vì tất cả những gì bạn làm đều để hoàn thành nhiệm vụ một cách đúng nhất. Học và giải quyết vấn đề là bao gồm cả một thời gian mày mò. tìm kiếm để đi đến thành công.

Buổi học:

  • Lắng nghe để tìm hiểu khó khăn thực sự
    Kiểm tra xem học sinh đã dành thời gian và công sức chuẩn bị bài chưa
  • Đánh giá tình hình
    Cân nhắc đến các mục đích thực tế, lâp ra các nguyên tắc
  • Sử dụng câu hỏi để giải quyết vấn đề
  • Trình bày hoặc ví dụ các quá trình tương tự
  • Đừng ngại nói thẳng nếu như bạn không biết rõ điều gì đó
    Bạn có thể giới thiệu học sinh tìm đến các nguồn khác nhau, kể cả hỏi thầy cô. Bạn cũng có thể tận dụng cơ hội này coi như để học thêm, tìm hiểu thêm và sau đó trả lời sau, chính bạn lúc đó cũng học mà!
  • Đưa ra các nhận xét tích cực, dùng cách nói động viên
    Tìm thành công, củng cố các nỗ lực của học sinh để cả những thành công đơn giản
  • Tóm tắt và ôn lại
    để học sinh sẽ theo các giờ sau